Điều hòa không khí ô tô (Air Conditioner- A/C) là một hệ thống cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau được thiết kế nhằm mục đích làm mát và hút ẩm không khí bên trong xe. Hệ thống này thường được kích hoạt bằng một nút bấm có in dòng chữ A/C đặt tại bảng điều khiển trung tâm đặt giữa xe. Ngoài chức năng chính là làm mát, hệ thống này còn có chức năng luân chuyển không khí, giúp cung cấp không khí mới, sạch và lọc không khí cũ, đảm bảo lượng oxi cần thiết cho người ngồi. Mục đích sau cùng là mang đến trải nghiệm lái xe thoải mái nhất cho người dùng, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức.
Nhưng chính xác thì hệ thống điều hòa ô tô là gì, cấu tạo của gồm những bộ phận nào? Cơ chế hoạt động của nó ra sao? Cách bảo dưỡng và xử lý mùi hôi của nó như thế nào?...Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu để giải đáp các vấn đề nêu trên, K-Pro Car Care mời bạn đọc cùng tham khảo.
Các bộ phận chính của hệ thống điều hòa ô tô. Ảnh: Amazon
Trả lời:
Bộ phận được dẫn động bằng dây đai hoặc động cơ điện, chức năng chính giúp nén, làm tăng nhiệt độ và áp suất lên chất làm lạnh, đảm bảo chất làm lạnh luôn di chuyển tuần hoàn trong hệ thống.
Bộ phận thường được gắn phía trước bộ tản nhiệt (radiator), dàn ngưng tụ có cấu trúc giống bộ tản nhiệt nhưng nhỏ và mỏng hơn, bộ phận này giúp không khí di chuyển qua nó để làm mát chất làm lạnh bên trong. Khi chất làm lạnh mất nhiệt, nó chuyển đổi từ thể khí sang thể lỏng, chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Bộ phận thường được đặt phía trước dàn ngưng tụ, ngay khu vực đầu xe để có thể hút không khí từ bên ngoài vào một cách hiệu quả. Nhiệm vụ của nó là hỗ trợ quá trình làm mát chất làm lạnh bên trong dàn ngưng tụ trước khi chất này di chuyển đến bộ phận khác.
Bộ phận giúp loại bỏ độ ẩm và chất gây ô nhiễm khỏi chất làm lạnh. Nó đảm bảo hoạt động trơn tru và bảo vệ các bộ phận khác.
Tùy thuộc vào loại hệ thống, chất làm lạnh đi qua van giãn nở hoặc ống tiết lưu. Chúng điều chỉnh dòng chảy của chất làm lạnh trước khi đi vào dàn bay hơi/ dàn lạnh.
Ẩn bên trong buồng thông gió, dàn bay hơi/ dàn lạnh giống như một bộ tản nhiệt nhỏ có ống mỡ. Tại đây, chất làm lạnh hấp thụ nhiệt của không khí bên trong cabin, làm mát dòng không khí này và cung cấp vào khoang hành khách.
Quạt thổi luân chuyển không khí được làm mát vào khoang hành khách.
Là một hợp chất hóa học có công thức đặc biệt có thể chuyển đổi từ dạng lỏng sang dạng khí và ngược lại. Nó hấp thụ nhiệt từ môi trường và cung cấp không khí mát khi chạy qua máy nén và dàn bay hơi/dàn lạnh. Ba chất làm lạnh ô tô phổ biến là R-12 (Freon Chlorofluorocarbon-CFC), R-134a (Hydrofluorocarbon hay HFC-134a) và R-1234yf (Hydrofluoric-Olefin hay HFO-1234yf). Các loại chất làm lạnh khác nhau yêu cầu các loại ống dẫn nạp khác nhau, vì vậy cần kiểm tra kĩ loại chất làm lạnh của xe trước khi bổ sung, thay thế. Do yêu cầu của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (Environmental Protection Agency - EPA) trong việc sử dụng hóa chất không gây hại cho tầng Ozone, hai chất làm lạnh R-12, R-134a đã bị loại bỏ và thay thế bằng R-1234yf kể từ năm 2021.
Chất làm lạnh R-1234yf làm hao tổn một ít năng lượng trên mỗi đơn vị dòng chảy trong chu trình làm lạnh so với R-134a. Để bù đắp cho sự khác biệt đó, hệ thống yf phải sử dụng thêm bộ trao đổi nhiệt bên trong (IHX). IHX là một thiết bị “ống trong ống” đơn giản giúp truyền nhiệt giữa các chu trình luân chuyển áp suất thấp và áp suất cao. IHX giúp làm tăng hiệu quả của chu trình làm lạnh yf và cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống.
Cơ chế hoạt động của hệ thống điều hòa trên xe ô tô. Ảnh: carparts
Trả lời:
Điều hòa ô tô hoạt động theo cơ chế giống mọi thiết bị làm lạnh khác đó là loại bỏ nhiệt, hơi ẩm ra khỏi dòng khí nóng để biến đổi nó thành dòng khí lạnh, khô, quá trình biến đổi này diễn ra trong nhiều bước theo hình mô tả bên dưới:
Bước 1: khi bạn bật nút A/C, máy nén (Compressor) sẽ làm việc và nén chất làm lạnh (Refrigerant) khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ, chất làm lạnh lúc này ở dạng khí.
Bước 2: chất làm lạnh di chuyển đến dàn ngưng tụ (Condenser), tại đây dưới tác dụng của quạt tản nhiệt (Condenser Fan), nó bị mất nhiệt và trở nên mát hơn, chất làm lạnh lúc này chuyển sang dạng lỏng.
Bước 3: chất làm lạnh đi qua bộ gom/bộ hút ẩm (Accumulator/Receiver drier), tại đây các chất gây ô nhiễm và độ ẩm sẽ được loại bỏ.
Bước 4: chất làm lạnh di chuyển đến bộ trao đổi nhiệt bên trong (Internal Heat Exchanger-IHX) đối với chất làm lạnh R-1234yf rồi chuyển sang van giãn nở hoặc ống tiết lưu (Expansion valve or Orifice tube). Tại đây, chất làm lạnh mất áp suất và nhiệt độ, chất làm lạnh lúc này ở dạng lỏng.
Bước 5: chất làm lạnh đi vào dàn bay hơi/dàn lạnh (Evaporator), tại đây, chất làm lạnh hấp thụ nhiệt của không khí bên trong cabin, làm mát dòng không khí này và cung cấp vào khoang hành khách thông qua quạt gió điều hòa/ quạt lồng sóc (Blower fan) và hệ thống thông gió, chất làm lạnh mất nhiệt bay hơi và chuyển sang dạng khí.
Bước 6: chất làm lạnh quay lại van giãn nở hoặc ống tiết lưu (Expansion valve or Orifice tube) rồi đi vào bộ trao đổi nhiệt bên trong (IHX) đối với chất làm lạnh R-1234yf, trước khi quay lại máy nén và tiếp tục một chu trình mới.
Kiểm tra định kỳ hệ thống điều hòa nhằm ngăn ngừa các lỗi phát sinh. Ảnh: dubizzle
Trả lời:
Luồng gió thoát ra từ các hốc gió điều hòa bị yếu cho thấy khả năng tắc nghẽn không khí đang xảy ra. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do bụi bẩn, nấm mốc tích tụ nhiều trong dàn bay hơi/ dàn lạnh, ống dẫn gió có chỗ bị lỏng, lọc điều hòa bị bẩn, quạt gió điều hòa/ quạt lồng sóc bị hỏng hoặc gioăng cao su của các bộ phận bị hở.
Thảm xe bị thấm ướt có thể là dấu hiệu cho thấy ống thoát nước dàn bay hơi/ dàn lạnh bị tắc, khiến nước không thể thoát ra ngoài. Điều này có thể gây hư hỏng thêm cho các bộ phận khác trong xe nên cần phải xử lý càng sớm càng tốt.
Chất làm lạnh là chất chịu trách nhiệm giữ cho bên trong xe của bạn luôn mát mẻ. Nếu bạn nhận thấy máy điều hòa không đủ mát dù đã bật quá lâu, thì có khả năng chất làm lạnh của bạn bị rò rỉ. Nguyên nhân có thể do các gioăng cao su và hệ ống dẫn mất đi tính đàn hồi theo thời gian, khiến chất làm lạnh rò rỉ ra ngoài.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến hệ thống điều hòa ban đầu thổi ra không khí mát nhưng sau đó lại đột ngột ấm lên sau một thời gian. Nguyên nhân có thể là do 1/ Van giãn nở hoặc ống tiết lưu bị tắc khiến chất làm lạnh không thể chảy vào thiết bị bay hơi. 2/ Ly hợp trong máy nén bị hỏng và không thể duy trì áp suất chính xác. 3/ Cầu chì bị đứt hoặc rò điện.
Khi bạn nghe thấy tiếng ồn bất thường, tiếng lạch cạch mỗi khi bật điều hòa, đây có thể là dấu hiệu của dàn ngưng tụ bị hỏng hoặc tiếng ồn này là do các mảnh vụn bị kẹt trong quạt gió điều hòa/ quạt lồng sóc gây ra. Không nên bỏ qua những tiếng động bất thường này vì chúng có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Mùi khó chịu giống như mùi quần áo đẫm mồ hôi, mùi ẩm mốc phát sinh từ hộc gió điều hòa có thể là do lọc điều hòa hoặc dàn bay hơi/ dàn lạnh bị bám bẩn, ẩm mốc lâu ngày. Việc thay thế lọc điều hòa và vệ sinh dàn bay hơi/ dàn lạnh định kỳ ngoài giúp ngăn ngừa bụi bẩn, mùi hôi, bảo vệ sức khỏe hành khách trong xe còn giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu cho xe của bạn.
Khi bạn nhận thấy mùi khét khi bật điều hòa, rất có thể hệ thống dây điện của máy nén đã bị cháy hoặc quá nóng. Dây dẫn máy nén bị hỏng khiến hệ thống điều hòa không khí của xe không thể hoạt động bình thường, cần sửa chữa hoặc thay thế hệ thống dây điện ngay lập tức để khắc phục sự cố này.
Mùi ẩm mốc của hệ thống điều hòa luôn là nỗi ám ảnh của người sử dụng ô tô. Ảnh: Autonationmobileservice.
Trả lời:
Cũng giống như các bộ phận khác trong xe, hệ thống điều hòa cũng cần được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, nhất là khi hệ thống phải hoạt động thường xuyên với công suất lớn trong thời tiết nóng bức. Sau đây là một số mẹo hay giúp bạn có thể duy trì hiệu quả hoạt động của hệ thống điều hòa, tránh mùi ẩm mốc khó chịu phát sinh trong xe:
Đầu tiên là nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng ô tô để biết các hướng dẫn bảo trì cụ thể liên quan đến hệ thống A/C của loại xe mình đang sử dụng.
Tạo thói quen tắt A/C và chạy quat gió điều hòa ở mức 3-4 trong khoảng 3-5 phút trước khi xe dừng hẳn, việc này sẽ giúp sấy khô, ngừa hơi ẩm ngưng tụ làm sản sinh nấm mốc và vi khuẩn gây mùi tại khu vực dàn ngưng tụ/ dàn lạnh.
Đối với lọc gió cabin (cabin air filter) cần tiến hành vệ sinh định kỳ mỗi 6 tháng, thay thế mới sau 1 năm sử dụng, việc xác định vị trí và quy trình thay thế bộ phận này tương đối đơn giản (có thể search youtube hoặc google) vì vậy bạn có thể mua và tự thay thế tại nhà.
Đảm bảo loại chất làm lạnh phù hợp trước khi bơm bổ sung cho hệ thống. Mỗi tháng một lần, tiến hành chạy điều hòa ở nhiệt độ lạnh nhất với tốc độ quạt nhanh nhất trong khoảng 20 phút nhằm duy trì áp suất chất làm lạnh trong hệ thống.
Định kỳ 6 tháng cần kiểm tra và tiến hành vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn ra khỏi giàn ngưng tụ, giàn bay hơi/giàn lạnh. Kiểm tra và dùng dụng cụ chuyên dụng duỗi thẳng các cánh tản nhiệt bị cong để thúc đẩy việc lưu thông không khí.
Khi dàn lạnh có mùi, có thể thực hiện động tác khử mùi đơn giản cho dàn lạnh như sau: Sử dụng các dung dịch phun xịt khử khuẩn, khử mùi dạng aresol như Lipsol và tiến hành xịt đều vào khe lấy gió ngoài bên dưới chân kính lái, mở a/c kèm chọn mức gió low và chế độ lấy gió ngoài, dung dịch khử khuẩn sẽ len lỏi vào trong dàn ngưng tụ/ dàn lạnh và tiêu diệt các vi khuẩn, nấm mốc gây mùi khó chịu.
Định kỳ 1 năm, nên nhờ chuyên gia hỗ trợ kiểm tra toàn bộ hệ thống điều hòa trên xe để kịp thời xử lý các lỗi phát sinh.
Chúc các bạn có một chiếc xe đẹp!
Peter Pham